Hồi sinh La Lutte

Với sự hòa giải của nhân vật cách mạng độc lập và có sức lôi cuốn Nguyễn An Ninh, sự cộng tác đã được hồi sinh vào tháng 10 năm 1934. Cương lĩnh chính trị được thống nhất giữa Đệ Tam Quốc tếĐệ Tứ Quốc tế là "cuộc đấu tranh theo định hướng chống lại chế độ thuộc địa và các tay sai theo chủ nghĩa lập hiến của họ, ủng hộ những đòi hỏi của công nhân và nông dân mà không cần liên quan đến nhóm cộng sản nào trong hai nhóm mà họ có liên kết, đồng thời truyền bá tư tưởng cổ điển của chủ nghĩa Mác, [và] bác bỏ mọi cuộc tấn công chống lại Liên Xô và chống lại cả hai nhóm quốc tế vô sản hiện nay."[9] Ban biên tập gồm có Nguyễn An Ninh, Lê Văn Thụ, Trần Văn Thạch (cánh tả dân tộc chủ nghĩa), Nguyễn Văn Tạo, Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Nguyễn, Nguyễn Thị Lựu (Đảng Cộng sản), Tạ Thu Thâu, Hồ Hữu Tường, Phan Văn Hùm, Phan Văn ChánhHuỳnh Văn Phương (Đệ tứ quốc tế). Edgar Ganofsky là người quản lý tờ báo.[3]

Mặt trận thống nhất được thành lập xung quanh La Lutte đã thực hiện nhiều chiến dịch khác nhau và tham gia các cuộc tranh cử. Trong cuộc tranh cử hội đồng Nam Kỳ tháng 3 năm 1935, mặc dù bị hạn chế quyền tranh cử và sự can thiệp của chính phủ, các ứng cử viên cánh tả đã giành được 17% số phiếu. Có một liên danh các ứng cử viên chung của La Lutte cho cuộc tranh cử thành phố tháng 5 năm 1935, Trần Văn Thạch, Nguyễn Văn Tạo, Tạ Thu Thâu và Dương Bạch Mai đã được bầu. Tuy nhiên, kết quả cuộc tranh cử của ba người Tạo, Thâu, và Mai đã bị vô hiệu.[3] Hơn nữa, cuộc tranh cử diễn ra trước một cuộc tranh cãi trong nội bộ La Lutte liên minh liên quan đến ứng cử viên Dương Bạch Mai, một lãnh đạo Đảng Cộng sản. Ông bị các nhà Đệ Tứ Quốc tế vô sản gán cho cái mác 'nhà cải cách', nhưng lại được Tạ Thu Thâu bênh vực.[10] Vào cuối năm 1936 và 1937, nhóm đã tổ chức nhiều cuộc đình công.[3]

La Lutte dành nhiều quan tâm đến các tù nhân chính trị bị chế độ thực dân Pháp giam giữ và vận động ân xá cho các tù nhân chính trị này.[3] Các cuộc biểu tình của tù nhân thường xuyên được đưa tin trên các trang của La Lutte.[11]

Do không muốn tiếp tục đàn áp các chỉ trích "những người theo chủ nghĩa Stalin" và Đảng Cộng sản, đầu năm 1936, Hồ Hữu TườngNgô Văn rút khỏi La Lutte. Cùng với Liên đoàn những người cộng sản quốc tế vì xây dựng Quốc tế thứ tư, họ bắt đầu xuất bản tuần báo "cơ quan bảo vệ chuyên chính vô sản và chiến đấu theo chủ nghĩa Mác" của họ, tờ Le Militant (Chiến sĩ).[12] Nội dung của tờ Le Militant công khai công kích chủ nghĩa Stalin.[13]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: La Lutte https://books.google.com/books?id=8eVVjytDyS4C&pg=... https://books.google.com/books?id=9DusAAAAIAAJ https://books.google.com/books?id=EpuLWVqCC1AC&pg=... https://books.google.com/books?id=XPMt03ckruUC&pg=... https://books.google.com/books?id=XPMt03ckruUC&pg=... https://books.google.com/books?id=ZyojiGojzyYC&pg=... https://books.google.com/books?id=_eUtQjseKaIC&pg=... https://books.google.com/books?id=_eUtQjseKaIC&pg=... https://books.google.com/books?id=isYoflzvVYkC&pg=... https://books.google.com/books?id=jzUz9lKn6PEC&pg=...